Hệ thống lọc nước tuần hoàn trong sinh hoạt

By Unknown → Friday, January 2, 2015
Hệ thống lọc nước là thiết bị cần thiết trong đời sống hằng ngày không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện nay như một người bạn thân thiết. Với tình trạng nguồn nước đang dần bị ô nhiễm nặng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người, vì thế, ứng dụng hệ thống lọc nước để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn, cung cấp một nguồn nước sạch tinh khiết cho bản thân và gia đình. Trong đó, hệ thống lọc nước tuần hoàn là một trong những phát minh tiên tiến hiện nay được sử dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống sinh hoạt cũng như công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, hồ bơi,…
he-thong-loc-nuoc-tuan-hoan-trong-nuoi-trong-thuy-san
Một dạng của hệ thống lọc nước tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước tuần hoàn 

Hệ thống lọc nước tuần hoàn bao gồm một dây chuyền các quá trình bổ sung, cho phép lượng nước thải được tái sử dụng. Được phân làm 2 loại là hệ thống nước một phần (10 - 70% lượng nước tuần hoàn/ngày) và hệ thống nước hoàn toàn (thay nước ít hơn 10% lượng nước/ngày).

Cấu tạo của hệ thống lọc nước tuần hoàn

1. Bể lắng, lọc cơ học: Là bể chứa nước thải, bể có 2 phần là lắng và lọc, bể làm bằng composite hoặc xi măng, kích thước chiếm 10% diện tích bể.. Phần chất rắn trong nước được lắng tụ vào hố gom chất thải. Sau đó nước được lọc qua với các vật liệu cát, sỏi, vải, lưới. Chất thải có kích thước lớn được giữ lại và chuyển vào bể chứa. Lúc này nước đã được loại bỏ các chất rắn nhưng hàm lượng NH3, NO2, CO2… hòa tan trong nước vẫn cao và chưa được xử lý.
2. Bể lọc sinh học: Bao gồm ngăn chứa các giá thể và bể lọc dạng trống quay, dùng để chuyển hóa NH3, NO2, CO2… thành dạng không độc. Nước sau khi lắng, lọc, được bơm vào bể lọc sinh học có chứa giá thể (san hô, nhựa, xốp…). Trên bề mặt giá thể có nhiều lồi lõm để tăng diện tích tiếp xúc bên ngoài. Mỗi m3 giá thể này có diện tích bề mặt tiếp xúc 150 - 230m2. Khi nước từ bể lắng, lọc chảy liên tục trong bể chứa giá thể thì trên bề mặt giá thể sẽ dần hình thành màng sinh học bao gồm các vi khuẩn hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí (Nitrosomonas và Nitrobacte). Các loại vi khuẩn bám trong màng lọc sẽ hấp thụ Ammonia và Nitrite để thực hiện quá trình nitrate hóa, chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ và cacbon thành dạng không độc. Nhờ đó nước được xử lý và chuyển đến thiết bị lọc dạng trống quay (rotary drum filter) để lọc tiếp và được bơm quay lại bể. Trong bể lọc sinh học, hệ thống sục khí được hoạt động liên tục, nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho quá trình phân hủy của vi khuẩn.

Ứng dụng của hệ thống lọc nước tuần hoàn ở nước ta

Hệ thống lọc nước tuần hoàn được ứng dụng nhiều nhất ở nước ta trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó:
- Năm 2000: lần đầu tiên ứng dụng hệ thống lọc tuần hoàn tại các đơn vị nuôi trồng thủy hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mang lại hiệu quả vượt bậc đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng (70 - 92%).
- Năm 2005: có khoảng 50 trại tôm giống, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam áp dụng hệ thống sản xuất giống lọc sinh học tuần hoàn, tạo ra giống tôm sạch bệnh, bảo vệ môi trường và giảm 50% chi phí sản xuất.
- Năm 2012: năng suất đạt trên 600 tấn/ha/vụ, cao gấp 2 lần tính theo diện tích và cao hơn 4,9 lần tính theo thể tích, chi phí thức ăn giảm 5%, chi phí dịch bệnh giảm 30% so với nuôi bình thường.
Để biết thêm thông tin chi tiết các loại hệ thống lọc nước cũng như thiết bị môi trường khác xin vui lòng truy cập website: www.thietbimoitruongvn.com hoặc liên lạc qua Hotline: 0902 272 337 để nhận được sự hỗ trợ từ Công ty TNHH xây dựng và môi trường An Phát.
Tác giả

Ngoan hiền, yêu màu tím, thích màu hồng, sống nội tâm, hay khóc thầm nhưng đặc biệt là không bị gay ^^. Blog Hệ Thống Lọc Nước mục đích tổng hợp tin tức, cũng như kiến thức về nước sạch để bạn đọc có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích nhằm biết cách giữ sức khoẻ cho bản thân cũng như gia đình mình.

No Comment to " Hệ thống lọc nước tuần hoàn trong sinh hoạt "